Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà-ra-ni

Đường Bảo Tư Duy dịch,

Bản Việt dịch của Thích Viên Đức



Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Vương Xá thành, núi Kỳ-xà-quật, cùng với các đệ tử dự hội thuyết pháp. Ở đó có Ta-bà thế giới chủ Đại Phạm Thiên Vương đi đến chỗ Phật, hữu nhiễu ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay hướng Phật, mà bạch Phật rằng: “Cúi mong đức Thế tôn vì lợi ích chúng sanh, nói thần chú đà-ra-ni, khiến cho khắp cả Trời người được an vui”.

Phật dạy: “Lành thay, lành thay! Đại Phạm Thiên Vương! Ông hay nghĩ thương tất cả chúng sanh, hỏi việc lợi ích này. Ông hãy khéo suy nghĩ, ta sẽ vì ông mà phân biệt, diễn nói Thần chú đà-ra-ni Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại này, hay ban cho tất cả chúng sanh sự an vui tối thắng, chẳng bị tất cả Dạ-xoa, La-sát và các bịnh điên loạn, ngạ quỷ, quỷ Tất-kiền-đà, các loại quỷ thần gây não hại. Cũng chẳng bị bịnh nóng lạnh xâm tổn. Ở tại chỗ nào thường được thù thắng, không bị đấu chiến oán thù xâm hại, lại hay đập tan kẻ địch, không bị ếm đảo trù rủa làm hại. Nghiệp tội trước đều được tiêu trừ, các độc không thể hại, lửa chẳng thể thiêu đốt, đao không thể làm tổn thương, nước chẳng thể cuốn chìm, sấm sét và gió ác, bạo vũ phi thời không thể tổn hại .

Người thọ trì thần chú này ở nơi nào cũng được thù thắng. Nếu có thể viết chép thần chú rồi đeo trên cổ hoặc đeo nơi cánh tay, thì người đó hay thành tất cả thiện sự thanh tịnh tối thắng, thường được chư Thiên, Long Vương ủng hộ. Lại được chư Phật, Bồ-tát hộ niệm. Kim Cang Mật Tích, Tứ Đại Thiên Vương, Thiên Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương, Tỳ-nữu Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Cu-ma-la quân chúng, Tỳ-na-dạ-ca, Đại Hắc Thiên, Nan-đề-kê-thiết Thiên …vv, ngày đêm thường theo ủng hộ người trì chú này.

Người trì chú lại được Ma-đế-kiền-noa Thiên chúng và nhiều Thiên thần chúng Tự Tại khác cũng theo ủng hộ. Lại được chư ma Thiên chúng cùng các quyến thuộc, chư thần có đại oai đức của thần chú là: Thần Ương-cu-thi, thần Bạt-chiết-la, thần Thương-yết-la, thần Ma-mạt-kê, thần Tỳ-cu-tri, thần Đa-la, thần Ma-ha Ca-la, thần Bộ-đa, thần Chiết-yết-la-ba-ni, thần Đại Lực, thần Trường Thọ Thiên, thần Ma-ha-đề-tỳ, thần Ca-la-yết-ni, thần Hoa Xỉ, thần Ma-ni châu Kế, thần Kim Kế, thần Tân-nghiệt-la-la-khí, thần Điển-mang, thần Ca-la-la-lị, thần Tỳ-cưu-tri, địa thần Kiên Lao, Ô-đà-kế-thi, thần Thập-phạ-lật-đa-na-na, thần Đại Nộ, thần Chấp Kiếm, thần Ma-ni Quang, thần Xà-tri-ni, thần Nhứt-xà-tra, thần Phất-đà-thi-la-ba-lị-ni, thần Lăng Kê Thuyết, cùng với vô lượng chư Thiên Thần khác, các Thiên chúng đó đều đến ủng hộ.

Nếu thần chú này được đeo trên thân, trên tay thì Quỷ tử phụ mẫu, Ma-ni-bạt-đà thần, Phú-na-bạt-đà thần, Lực Thiên, Đại Lực Thiên, Thắng-khí-ni thần, Cu-tra-đàn-để thần, Công Đức Thiên, Đại Biện Thiên …v.v., luôn theo ủng hộ.

Nếu người nữ nào thọ trì thần chú này, sẽ có thế lực lớn, thường sanh nam tử. Khi thọ thai, bào thai được an ổn, sanh sản được an vui, không có các bịnh tật, mọi tội tiêu trừ, quyết định không nghi.

Do sức phước đức của thần chú mà tiền của, lúa gạo tăng trưởng. Người trì chú nói ra điều gì đều được người tín thọ, thường được tất cả mọi điều cung kính, nên người trì chú phải thanh khiết trong sạch. Nếu có người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ trì chú này sẽ được an lạc, không có bịnh tật, mọi tội tiêu trừ, sắc tướng đẹp đẽ sức khoẻ dồi dào, viên mãn kiết tường, phước đức tăng trưởng, hết thảy chú pháp đều được thành tựu.

Người đeo chú này tuy chưa vào đàn tức thành tất cả đàn, trở thành người đồng hạnh với người đã nhập đàn, chẳng bị ác mộng, tội nặng tiêu trừ. Nếu có kẻ khởi tâm ác hướng đến, thì chẳng thể làm hại người trì chú này được. Tất cả ưa muốn mong cầu đều được thành tựu”.

Bấy giờ, đức Thế tôn liền nói chú rằng:

Nẵng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạt tát phạ một đà mạo địa tát đát phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược Đát nhĩ dã tha

Úm Vĩ bổ lã nghiệt bệ Vĩ bổ lã Vĩ ma lệ Nhạ giả nghiệt bệ Phạ nhựt ra Nhập phạ lã nghiệt bệ Nga để nga ha ninh Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh

Úm Tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh Úm Ngu rô nõa phạ để nga nga lị nĩ Nghĩ lị nghĩ lị Nghiêm ma lị nghiêm ma lị Ngược hạ ngược hạ Nghiệt nga lị nghiệt nga lị Nghiễm ba lị nghiễm ba lị Nga đễ nga đễ nga ma nĩnh nga lệ Ngu rô ngu rô nĩ Tả lê a tả lê Mẫu tả lê nhạ duệ Vĩ nhã duệ Tát phạ bà giả vi nga đế nghiệt bà tam bà la ni Tất lị tất lị nhị lị Kỳ lị kỳ lị Tam mãn đá ca ra sái ni Tát phạ thiết đốt rô bát ra mạt tha nĩnh ra khất sái ra khất sái Ma ma tát phạ tát đát phạ nan tả Tỉ lị tỉ lị vĩ nga đá phạ ra nõa ba dã năng xả nỉnh Tô lị tô lị tức lị kiếm ma lê Vĩ ma lê Nhạ duệ nhạ dạ Phạ hề nhạ dạ Phạ để bà nga phạ để Ra đát nẵng ma củ tra ma lã đà lị nị phạ hộ Vĩ vĩ đà vĩ tức đát ra Phệ sái rô bã đà lị bà nga phạ để ma ha vĩ nhĩ dã nễ vĩ Ra khất sái ra khất sái Ma ma tát phạ tát đát phạ nang tả Tam mãn đá tát phạ tát ra Tát phạ bá bả vĩ thú đã nĩnh Hộ rô hộ rô Nặc khất sát đát ra Ma ra đà lị nĩ Ra khất sái khất sái nẫm Ma ma A nẳng tha tả đát ra nõa bã ra dã nõa tả Bả lị mồ tả dã minh tát phạ nhục khế tì dược tán ni Tán ni tán ni nĩnh phệ nga phạ để Tát phạ nột sắt tra nĩnh phạ ra nĩ thiết đốt rô bát khất sái bát ra mạt tha nĩnh vĩ nhạ giả phạ hế nĩnh Hộ rô hộ rô Tổ rô tổ rô A dục bá lã nĩnh tô ra phạ ra mạt tha nĩnh Tát phạ nễ phạ đá bố cư đế Địa lị địa lị Tam mãn đa phạ lộ chỉ đế Bát ra bệ bát ra bệ Tố bát ra bà vĩ thuấn đệ Tát phạ bá bã vĩ thú đà ninh Đạt ra đạt ra đạt ra nĩ đạt ra đạt lệ Tô mẫu tô mẫu Rô rô tả lê Tả lã dã nỗ sắt hàm bổ ra dã Minh a thiêm Thất lị tả bô đà na nhạ giả kiếm ma lê Khất sử nỉ khất sử nỉ Phạ la nễ phạ la năng củ thế

Úm Bát nạp ma vĩ thuấn đệ Thú đà giả thú đà giả vĩ thuấn đệ Bả ra bả ra Tỉ lí tỉ lí Bộ rô bộ rô Mộng nga lã vĩ thuấn đệ Bả vỉ đát ra mục khiếm Kiệt nghỉ nĩ kiệt nghỉ nĩ Khư ra khư ra Nhập phạ lị đa thỉ lệ Tam mãn đa tát ra sa lị đá Phạ bà tất đa thuấn đệ nhập phạ lã nhập phạ lã Tát phạ nễ phạ nga nõa Tam ma ca ra sái nĩ Tát để dã phạ đế Đa ra Đá ra dã mẫm Nẵng nga vĩ lộ chỉ đế lã hộ lã hộ Hộ nổ hộ nổ Khất sử nỉ khất sử nỉ Tát phạ ngật ra hạ bất khất sái nĩ Thủy nghiệt lị thủy nghiệt lị Tổ mẫu tổ mẫu Tố mẫu tố mẫu tố vĩ tả lệ Đa la đa la nẵng nga vĩ lộ chỉ nĩnh Đá ra dã đổ mẫm Bà nga phạ đế A sắc tra ma hạ đát rô na bà duệ tì dược Tam mẫu nại ra ta nga ra Bát lĩ diễn đảm Bá đa lã nga nga nẵng đát lãm Tát phạ đát ra tam mãn đế nẫm Trì xá mãn đệ nẵng Phạ nhựt ra bát ra ca ra Phạ nhựt ra bá xá mãn diên nịnh nẵng Phạ nhựt ra nhập phạ lã vĩ thuấn đệ Bộ lị bộ lị Nghiệt bà phạ để nghiệt bà vĩ thú đà ninh Cộc khất sử tam bố lã nỉ Nhập phạ lã Nhập phạ lã Tả ra tả ra Nhập phạ lị nĩnh Bát ra vạc sái đổ nể phạ Tam mãn đế nẵng Nỉ nhỉ dũ na kế nẵng A mật lật đa phạ ra sái nỉ Nể phược đá phạ đá ra nỉ A tỉ sẩn tả đổ minh tô đa nga phạ la phạ tạ nẳng A mật lật đa phạ ra phạ bổ sái Ra khất sái ra khất sái Ma ma Tát phạ tát đát phạ nan tả Tát phạ đát ra tát phạ na Tát phạ bà duệ tì dược Tát mạo bát nại la phệ tì dược Tát mạo bã dược nê tì dược Tát phạ nỗ sắt tra bà dã tỉ đát tả Tát phạ ca lị ca lả hạ Vĩ nghiệt ra hạ vĩ phạ nê Nổ ta phạ bả nang nột ra nĩnh nhĩ đá mông nghiệt lí dã lô giá dã bã vĩ nẵng xá nĩnh Tát phạ dược khất xoa ra khất xoa bà Nẵng nga nĩnh phạ ra nĩ Tát ra nĩ tát lệ ma la ma ra ra ma phạ để Nhạ dã nhạ dã nhạ dã đổ mãm Tát phạ đát ra tát phạ ca lã Tất chiêu đổ minh ế mẫm ma ha vĩ niệp Ta đà dã ta đà dã Tát phạ mạn noa la ta đà ninh Dà đa giả tát phạ vĩ cận nẵng Nhạ dã nhạ dã Tất đệ tất đệ tố tất đệ Tất địa dã tất địa dã Một địa dã một địa dã Mạo đà giã mạo đà giã bố ra dã Bố ra nĩ bố ra nĩ Bố ra dã minh a khổ Tát phạ vĩ nể dã vĩ nga đa một đế nhế dũ đa lí Nhạ dạ phạ để Để sắt tra để sắt tra Tam ma dã ma nổ bá lã dã Đát tha nghiệt đa Hật rị nại dã Thuấn đế Nhỉ dạ phạ lô ca dã đổ mãm A sắt tra tỉ ma hạ na rô nõa bà duệ tì dược Tát ra tát ra Bát ra tát ra bát ra tát ra Tát phạ phạ ra nõa vĩ thú đà nĩnh Tam mãn đá ca ra mãn noa lã Vĩ thuấn đệ Vĩ nghiệt đế vĩ nghiệt đế Vĩ nga đa ma lã Vĩ thú đà nĩnh Khất sử nỉ khất sử nỉ Tát phạ bá bã Vĩ thuấn đệ Ma lã vĩ nghiệt đa Đế nhạ phạ để Phạ nhựt ra phạ để Đát lại lổ chỉ dã Địa sắt sĩ đế Ta phạ ha Tát phạ đát tha nghiệt đa một đà Tỉ sắt ngật đế Ta phạ ha Tát phạ mạo địa tát đát phạ Tì sắc ngật đế Ta bà ha Tát phạ nể phạ đa tì sắc ngật đế Ta bà ha Tát phạ đát tha nghiệt đa Hật rị nại dã Địa sắt sĩ đa hật rị nãi duệ Ta bà ha Tát phạ đát tha nghiệt đa tam ma dã tất đệ Ta bà ha Ấn nại lệ ấn nại ra phạ để ấn nại ra nhĩ dã phạ lộ chỉ đế Ta bà ha Một ra hám minh Ta bà ha Một ra hám ma nể dũ sử đế Ta bà ha Vĩ sắt nõa nẵng mạt tắc hật rị đế Ta bà ha Ma hệ Thấp phạ lạ mãn nĩ đa đa bố nhĩ đá duệ Ta bà ha Phạ nhựt ra bá nĩ ma lã vĩ Lị giả địa sắt sĩ đế Ta bà ha Địa lị đa ra Sắt tra la sắt tra la dã Ta bà ha Vĩ rô tra ca dã Ta bà ha Vĩ rô bá khất sái dã Ta bà ha Vĩ thất ra ma nõa dã Ta bà ha Tạt đốt la ma hạ Ra nhạ na mạt tắc hật rị đá dã Ta bà ha Diễm ma dã Ta bà ha Diễm ma bố nhỉ đa na mạt tắc hật rị đá dã Ta bà ha Phạ rô nõa dã Ta bà ha Ma rô đá dã Ta bà ha Ma hạ ma rô đá dã Ta bà ha A ngân nẵng duệ Ta bà ha Nẵng nga vĩ lộ chỉ đá dã Ta bà ha Nễ phạ nga nễ tì dược Ta bà ha Nẵng nga nga nễ tì dược Ta bà ha Dược khất sai nga nể tì dược Ta bà ha Ra khất sái sa nga nể tì dược Ta bà ha Ngạn đạt phạ nga nể tì dược Ta bà ha A tô ra nể tì dược Ta bà ha Nga rô nõa nga nể tì dược Ta bà ha Khẩn na ra nể tì dược Ta bà ha Ma hộ ra nga nga nể tì dược Ta bà ha Ma nổ sái tì dược Ta bà ha A ma nổ sái tì dược Ta bà ha Tát phạ nghiệt ra hệ tì dược Ta bà ha Tát phạ na khất sái đát lễ tì dược Ta bà ha Tát phạ bộ đế tì dược Ta bà ha Tất lị đế tì dược Ta bà ha Tỉ xá tế tì dược Ta bà ha A bả tam ma lệ tì dược Ta bà ha Cấm bạn nể tì dược Ta bà ha

Úm độ rô độ rô ta-bà ha Úm đổ rô đổ rô ta-bà ha Úm mẫu rô mẫu rô ta-bà ha Hạ nẵng hạ nẵng tát phạ thiết đốt-lỗ nẫm ta-bà ha Ná hạ ná hạ tát phạ nột sắt-tra bát-ra nột sắt-tra nẫm ta-bà ha Bả tả bả tả bát ra nạp sắt tra nẫm ta bà ha Bả tả bả tả tát phạ bát-ra thất dịch ca ba-ra để-dã nhĩ đát-ra nẫm duệ ma A hế đế sử noa đế sam tát phệ sam thiết lị lam nhập-phạ ra dã nột sắt-tra tức đá nẫm ta-bà ha Nhập-phạ lị đá tỳ dã ta-bà hạ Bát-ra nhập-phạ lị đá dã ta-bà ha Nĩ bả-đá nhập-phạ ra dã ta-bà ha Tam mãn đa nhập-phạ ra dã ta-bà ha Ma ni bã nại-ra dã ta-bà ha Bố ra-noa bã nại-ra dã ta-bà ha Ma hạ ca ra dã ta-bà ha Ma để-lị nga noa dã ta-bà ha Dược khất-sử ni nẫm ta-bà ha Ra khất-sái tỷ nẫm ta-bà ha A ca xá ma để lị nẫm ta-bà ha Tam mẫu nại ra nễ phược tĩ nĩnh nẫm ta bà ha Ra để-lị tả ra nẫm ta-bà ha Nhĩ phạ ta tả ra nẫm ta-bà ha Để-lị tán địa-dã tả ra nẫm ta-bà ha Phệ ra tả lã nẫm ta-bà ha A phệ lã tả ra nẫm ta-bà ha Nghiệt bà hạ lệ tỳ-dược ta-bà ha Nghiệt bà tán đá ra ni ta-bà ha Hộ rô hộ rô ta-bà ha

Úm ta-bà ha Sa-phạ ta-bà ha Bộc ta-bà ha Bộ phạ ta-bà ha Úm bộ ra-bộ phạ sa-phạ ta-bà ha Tức trí tức trí ta-bà ha Vĩ trí vĩ trí ta-bà ha Đà-ra-ni ta-bà ha Đà-ra-ni đà-ra-ni ta-bà ha A ngật nĩnh ta-bà ha Đế tổ phạ bổ ta-bà ha Tức lị tức lị ta-bà ha Tất lị tất lị ta-bà ha Một địa-dã một địa-dã ta-bà ha Tất địa dã tất địa dã ta-bà ha Mạn noa la tất đệ ta-bà ha Mạn noa la mãn đệ ta-bà ha Tỷ ma mãn đà nĩnh ta-bà ha Tát phạ thiết đốt-lỗ nẫm tàm ba tàm ba ta-bà ha Sa-đảm bà dã sa-đảm bà dã ta-bà ha Thân na thân na ta-bà ha Tẫn na tẫn na ta-bà ha Bạn nhạ bạn nhạ ta-bà ha Mãn đà mãn đà ta-bà ha Mãn hạ dã mãn hạ dã ta-bà ha Ma ni vĩ thuật đệ ta-bà ha Tố lị-duệ tố lị-dã vĩ truật đệ vĩ thú đà nĩnh ta-bà ha Tán nại-lệ tô tán nại-lệ bố ra-noa tán nại-lệ ta-bà ha Khư ra hề tỳ-dược ta-bà ha Nhược khất-sát đát-lệ tỳ-dược ta-bà ha Thỉ phệ ta-bà ha Phiến để ta-bà ha. Sa-phạ sa để-dã dã minh ta-bà ha Thỉ vãm yết lị phiến để yết lị bổ sắt trí yết lị ma ra mạt đạt nĩnh ta-bà ha Thất-lị yết lị ta-bà ha Thất-lị dã mạt đạt nĩnh ta-bà ha Thất-lị dã nhập-phạ ra nĩnh ta-bà ha Nẵng mẫu tư ta-bà ha Ma rô tư ta-bà ha Phệ nga phạ để ta-bà ha.

* Tâm Phật tâm chơn ngôn:

Úm tát phạ đát tha nghiệt đa một đế Bát ra phạ ra Vĩ nga đa bà duệ Xả ma giả bà phạ minh Bà nga phạ đế tát phạ bá bế tì dược Ta phạ ta đế bà hạ đỗ mẫu nễ mẫu nễ Vĩ mẫu nỉnh tả lệ Tả lã nỉnh bà giả vĩ nga đế Bà giả hạ ra nỉ Mạo địa mạo địa Mạo đà gia Mạo đà gia Một địa lị một địa lị tát phạ đát tha nghiệt đa Hật lị nãi gia túc sắc sĩ ta Ta phạ ha.

* Nhất thiết Phật tâm ấn chơn ngôn:

Úm Phạ nhựt ra phạ để Phạ nhựt ra bát ra để sắt xỉ đế thuật đệ tát phạ đát tha nga đa mẫu nại ra Địa sắt xá nẵng địa sắt xỉ đế Ma ha mẫu đát lệ Ta bà ha.

* Hoán đảnh chơn ngôn:

Úm Mẫu nỉnh mẫu nĩnh mẫu nĩnh phạ lê A tỉ sản tả đổ mẫm tát phạ đát tha nghiệt tha Tát phạ vĩ nễ dã tỷ sái tứ diệm ma hạ Phạ nhựt ra hạ phạ tả Mẫu nại ra Mẫu nại lị đái tát phạ đát tha nga đa Hật rị nãi giạ Địa sắt xỉ đa phạ nhựt lệ Ta bà ha.

* Hoán đảnh ấn chơn ngôn:

Úm A mật lật đa phạ lệ Phạ ra phạ ra Bát ra phạ ra vĩ thuật đệ Hồng hồng Phấn tra phấn tra Ta bà ha.

* Kiết giới chơn ngôn:

Úm A mật lật đa Vĩ lộ chỉ nĩnh Nghiệt bà tăng ra khất sái ni A yết sái ni Hồng hồng Phấn tra phấn tra Ta bà ha.

* Phật Tâm chơn ngôn:

Úm vĩ ma lê giả phạ lệ A mật lật đế Hồng hồng hồng hồng Phấn tra phấn tra Ta bà ha.

* Tâm trung tâm chơn ngôn:

Úm Bả ra bả ra Tam bả ra ấn nại lị giả Vĩ thú đà nĩnh Hồng hồng Rô rô Tả sơ Ta bà ha.

Khi nói thần chú này xong, đức Thế tôn dạy Đại Phạm rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người gái tín tạm nghe đà-ra-ni này, thì tất cả mọi tội chướng mà họ đã phạm đều được trừ diệt. Nếu hay tụng trì thì nên biết người ấy tức là thân kim cang, lửa chẳng thể thiêu đốt được. Này Đại Phạm! Ông nên biết việc này: Tại đại thành Ca-tỳ-la, khi đồng tử La-hầu-la ở trong thai mẹ, mẹ ngài Thích chủng nữ Gia-du-đà-la tự chui vào hầm lửa thì La-hầu-la nhớ niệm chú này, nên hầm lửa lớn hừng hực kia liền biến thành ao sen mát, vì nhơn duyên của sức thần chú nên lửa chẳng thể thiêu Gia-du-đà-la được.”

Đức Phật dạy Đại Phạm: “Ông nên biết chất độc chẳng thể hại người trì chú nầy được. Như ở thành Thiện Du có người con của vị trưởng giả Phong Tài hay trì tất cả các cấm chú. Khi đang trì chú lực nhiếp triệu Long vương Đức-xoa-ca lại quên kiết giới. Vị Long vương ấy phẫn nộ, nghiến răng làm tổn thương, khiến cho người kia phải chịu đại khổ não. Trong khoảnh khắc, sinh mạng không thể cứu vãn được. Bấy giờ, ở trong thành có vị Ưu-bà-di tên là Vô Cấu thường trì thần chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại đà-ra-ni này. Vị Ưu-bà-di ấy khởi đại từ bi, sanh tâm thương xót, liền đi đến nơi đó dùng sức thần chú này cứu chữa. Vừa mới tụng chú một biến, độc kia liền tiêu diệt làm cho người ấy đươc hoàn lại bổn tâm. Bấy giờ người con của vị trưởng giả ở bên bà Vô Cấu thọ trì chú này, liền ghi nhớ tại tâm. Vì thế nên biết độc không thể hại được.

Lại nữa Đại Phạm! Ở thành Ba-la-nại có vị vua tên là Phạm Thiên. Lúc đó, vị vua của nước lân cận có oai lực lớn, khởi bốn binh chủng chinh phạt vua Phạm Thiên. Khi bốn loại binh vào đến thành Ba-la-nại, thì vua Phạm Thiên đã biết rồi. Ngài ban sắc lệnh cho mọi người trong thành rằng: “Các ngươi đừng sợ hãi, ta có thần chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc đà-ra-ni. Thần chú này có sức mạnh hay phá dẹp kẻ địch cùng bốn loại binh.” Khi đó, vua Phạm Thiên tắm rửa sạch sẽ, mặc y mới thanh tịnh, chép viết thần chú này đeo trên thân, rồi lao vào chiến trận. Một mình vua giao tranh với giặc, khiến tứ binh kia bị hàng phục. Này Đại Phạm, ông nên biết thần chú này có oai lực lớn được Như Lai ấn khả, nên thường nhớ niệm. Sau khi đức Phật nhập diệt thì chú này rất lợi ích cho chúng sanh.

Lại nữa Đại Phạm! Nếu có người đeo thần chú này, nên biết Như Lai dùng sức thần thông ủng hộ cho người đó. Nên biết người đó là thân Như Lai. Nên biết người đó là thân Kim Cang. Nên biết người đó là thân Như Lai tạng. Nên biết người đó là con mắt của Như Lai. Nên biết người đó mặc áo giáp Kim Cang. Nên biết người đó là thân Quang minh. Nên biết người đó là thân Bất hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết bao nhiêu tội chướng của người đó đều được tiêu diệt. Nên biết Chú nầy hay trừ tất cả nạn khổ của địa ngục.

Này Đại Phạm, xưa kia có một vị Tỳ-khưu ít tín tâm, đối với Giới của Như Lai có sự khuyết phạm, lại ăn trộm đồ vật của Tăng hiện tiền, Tăng thường trụ, Tăng tứ phương mà dùng riêng cho mình. Sau này vị Tỳ-khưu đó bị bịnh nặng, chịu nhiều khổ não. Lúc đó, có một vị Ưu-bà-tắc thuộc dòng Bà-la-môn khởi đại từ bi, chép thần chú này đeo vào cổ vị Tỳ-khưu bị bịnh. Khi đeo xong, thì tất cả bịnh khổ thảy đều tiêu diệt. Sau khi hết thọ mạng, vị Tỳ-khưu ấy bị đọa vào địa ngục A-tỳ. Khi tẩn vị Tỳ-khưu ấy xong thì đặt trong cái tháp và để thần chú lên trên thi hài. Ngày nay cái tháp của vị Tỳ-khưu nầy còn tồn tại ở phía Nam thành. Vị Tỳ-khưu này vào tạm địa ngục thọ tội, thì bao nhiêu nỗi thống khổ đều được đình chỉ, khắp được an vui, bao nhiêu lửa dữ trong địa ngục cũng đều tiêu diệt. Khi ngục tốt nhìn thấy hiện tượng đó, thì rất kinh ngạc lạ lùng, liền đem việc ấy thưa trình với vua Diêm La. Thời vua Diêm La bảo ngục tốt rằng: “Đây là đại oai đức của Xá Lợi thuộc thân đời trước. Các ngươi có thể đến phía Nam thành tìm xem có việc gì ?”

Ngục tốt nhận lệnh đi ngay, đầu đêm đến cái tháp đó, nhìn thấy cái tháp tỏa hào quang như đám lửa lớn. Nhìn vào trong Tháp, thì thấy ở trên thi hài của vị Tỳ-khưu có đặt thần chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại tự tại đà-ra-ni, lại có chư Thiên vi nhiễu thủ hộ. Lúc ấy, ngục tốt nhìn thấy sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn của Chú này, liền đặt tên hiệu cái Tháp đó là Tùy Cầu Tức Đắc. Bấy giờ, ngục tốt quay trở về trình báo mọi việc đã nhìn thấy cho vua Diêm La. Vị Tỳ-khưu đó nương theo sức mạnh của chú này, mà tội chướng đều trừ diệt, được sanh về cõi Trời Tam thập tam, nhân đó gọi là đại danh Thiên tử Tùy Cầu Tức Đắc. Này Đại Phạm! Ông nên biết nếu y theo pháp viết chép chú này, đeo giữ trên thân thì thường không có khổ não, được tất cả sự lợi ích và trừ bỏ mọi sự sợ hãi.

Lại nữa Đại Phạm, như ở trong đại thành Tiêu-a-ngùy, có vị trưởng giả tên là Tỳ-lam-bà. Kho tàng của ông đầy tràn, vàng bạc sung mãn, rất nhiều tiền tài lúa gạo. Vị trưởng giả ấy là một thương chủ, nương thuyền lớn đi vào biển cả. Ở nơi cái biển cả ấy gặp một con cá Để-di-lê muốn phá hư thuyền. Vị Long vương trong biển lại sanh giận dữ, khởi sấm sét lớn, tuôn mưa đá cứng như kim cang. Lúc ấy các thương nhân rất sợ hãi lo lắng. Vị thương chủ bảo họ rằng: “Các ông đừng sợ hãi! Tôi có phương kế chắc chắn thoát khỏi hiểm nạn này”. Chúng thương nhân nói: “Hay thay, hay thay!”. Bấy giờ vị thương chủ liền đúng như pháp viết chép chú này đặt trên đầu cây tràng. Tức thời, con cá kia nhìn thấy chiếc thuyền này có ánh sáng lớn như đám lửa rực, nên thoái lui. Các hàng Rồng kia cũng nhìn thấy tướng ấy, liền khởi tâm từ. Bấy giờ thương chủ cùng với các thương nhân sanh tâm đại hoan hỉ và đến được nơi cất chứa vật báu. Vì thế, Đại Phạm! Nên biết chép chú này đặt trên đầu cây phướng sẽ hay trừ bỏ tất cả trận gió ác, các hiện tượng băng tuyết chẳng đúng thời, trời chợt nổi mây đen tuôn mưa sương mưa đá, tất cả những hiện tượng như thế thảy đều ngừng dứt. Tất cả muỗi mòng, sâu trùng với các loài khác, loài ăn phá lúa mạ tự nhiên sẽ lui tan. Tất cả giống thú ác, loài có nanh bén vuốt nhọn không thể làm hại được. Tất cả lúa mạ, hoa quả, dược thảo đều được tăng trưởng. Quả trái có vị ngon ngọt, chín muồi đúng theo thời. Các Long vương mua xuống đúng thời.

Lại nữa này Đại Phạm! Nếu có người mong cầu, phải nên như Pháp viết chép thần chú này, tùy điều mong cầu đều được thành tựu. Cầu nam được nam, cầu nữ được nữ, khéo giữ thai tạng, xứ thai an ổn, sanh sản an vui đủ ngày đủ tháng. Đại Phạm nên biết, ở nườc Ma-già-đà có vị vua tên là Từ Mẫn Thủ. Lúc mới sanh ra, tay phải vị vua này nắm lấy vú mẹ thì hai bầu vú của mẹ biến thành kim sắc và tự tuôn chảy sữa. Từ bàn tay của vị vua đó lại tuôn ra vô lượng châu báu ban cho các chúng sanh. Do nhân duyên đó, mà vị vua ấy có tên là Từ Mẫn Thủ. Vị vua không có con, vì muốn cầu con nên vua thiết lập hội thí to lớn cúng dường chư Phật và các tháp miếu, nhưng chẳng được như nguyện. Sau đó, giữa đêm vị vua nằm mộng thấy Tịnh Cư Thiên tử đến bảo rằng: “Đại vương nên biết, có đại thần chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc. Vương nên đúng như Pháp viết chép rồi cùng đại phu nhân đeo nơi tay, cổ, ắt sẽ có con”. Lúc tỉnh giấc, vị vua chờ đến sáng sớm, liền như Pháp viết chép đại thần chú này và cho phu nhân đeo. Liền đó bà có thai, đủ ngày đủ tháng sanh ra một đồng tử có đầy đủ sắc tướng, đoan nghiêm thù thắng, ai nhìn thấy cũng đều vui vẻ. Này Đại Phạm, thần chú này có sức mạnh khiến cho mọi sự nguyện cầu đều được vừa ý.

Lại nữa Đại Phạm! Lúc đánh nhau với A-tu-la, Thiên Vương Đế Thích đeo thần chú này, nên chúng Thiên Đế Thích chẳng bị thương tổn, thường được thắng lợi, quay về cung an ổn.

Lại nữa này Đại Phạm! Nếu có người đeo thần chú này trên thân, thì tất cả Chư Phật đều dùng thần lực gia bị và người ấy được các Bồ-tát khen ngợi. Ở tất cả nơi, tất cả chỗ tranh tụng, luận bàn tranh cãi đều được chiến thắng, thường không có bịnh tật, tất cả tai hoạnh chẳng thể hại được, tâm không ưu sầu, luôn được chư Thiên ủng hộ. Nếu ai viết chép đeo trì tám thần chú này đeo giữ, tâm thường nhớ niệm thì tất cả mộng ác, tướng ác, việc chẳng kiết tường chẳng thể phạm vào thân. Tùy Cầu Tức Đắc đà-ra-ni thần chú này được 99 bách thiên na-do-tha Hằng hà sa đẳng chư Phật cùng tuyên nói, đồng chung ấn khả, đồng chung khen ngợi, đồng chung hoan hỷ. Chú này có thế lực lớn, có đại oai quang, có công dụng lớn, hàng phục tất cả chúng ma, rất khó gặp được Đại thần chú này.

Lại nữa Đại Phạm! Thời quá khứ có Phật tên là Khai Nham Hàm Tiếu Ma-ni Kim Bảo Hách Dịch 1 Quang Minh Xuất Hiện Vương Như Lai, ngồi trên tòa kim cang tại Bồ-đề đạo tràng. Lúc mới thành Chánh giác, thì có vô lượng vô số ma cùng với quyến thuộc đến chỗ Phật ngự, hiện các thần lực gây các chướng nạn, hiện những tướng ác, tạo hình sân nộ, tuôn mưa khí trượng. Bấy giờ, đức Thế tôn điềm nhiên ngồi yên dùng căn lực từ thiện nhớ niệm chú này. Vừa mới nhớ niệm xong, thì ma chúng kia nhìn thấy ở trong từng lỗ chân lông của đức Thế tôn tuôn ra trăm ngàn vạn ức binh chúng, thân mặc y giáp, phóng ánh sáng lớn, du hành tự tại trên hư không, tức thì ma chúng bị mất thần thông, phải bỏ chạy tứ tán.

Lại nữa này Đại Phạm! Ở thành Ô-thiền-na có vị vua tên là Phạm Thi. Thuở ấy, có một người vì mạo phạm đến nhà vua nên bị xử tội chết. Vị vua ra lệnh đem tội nhân vào trong núi xử tử. Lúc pháp quan vung đao muốn chém, nhưng vì trước kia tội nhân ấy có đeo chú này ở cánh tay phải, nên do sức mạnh của chú này mà cây đao bị bốc lửa, tự nhiên tan hoại như vi trần. Vị pháp quan nhìn thấy hiện tượng chưa từng có, nên lấy làm ngạc nhiên liền đến tâu với vua, trình tấu mọi việc. Vua bảo pháp quan: “Ở trong núi ấy có hang Dạ-xoa, trong hang đó có vô lượng Dạ-xoa trú ngụ. Ngươi đem tội nhân liệng vào trong hang ấy”. Vị pháp quan phụng giáo, đem tội nhân đến hang. Khi các Dạ-xoa đến muốn ăn thịt, do oai lực của chú này, nên nhóm Dạ-xoa nhìn thấy thân thể của người đó tỏa ra ánh sáng rực rỡ, thời các Dạ-xoa liền đưa tội nhân này ra khỏi hang và cung kính lễ bái. Khi ấy, vị pháp quan lại đem việc này trình tấu đầy đủ với nhà vua. Vua bảo: “Hãy đem tội nhân này ném xuống sông lớn!”. Pháp quan phụng giáo, ném người ấy xuống sông, nhưng tội nhân ấy không bị chìm, tựa như ở trên đất. Pháp quan lại đem việc ấy trình bạch với đại vương. Vương rất kinh ngạc, liền kêu tội nhân lên hỏi: ‘Tại sao ngươi có thể thoát được nạn như vậy?’ Tội nhân đáp: ‘Tâu bệ hạ, thần không có cách nào để thoát khỏi nạn, duy chỉ nhờ trên thân có đeo thần chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại đà-ra-ni thôi.’ Vương nghe xong vô cùng tán khen sự kỳ lạ.”

Đức Phật bảo: “Này Đại Phạm! Như trên đã nói, ông có thể biết về oai lực của thần chú này. Vì thế, quyết cần phải chép viết đeo giữ trên thân. Này Đại Phạm! Nếu có người muốn đeo chú này, thì nên y như Pháp mà viết chép”.

Bấy giờ, Đại Phạm bạch với đức Phật rằng: “Kính thưa Thế tôn, nếu muốn viết chép chú này, thì phải làm theo phép tắc nào?”

Phật dạy: “Này Đại Phạm! Trước tiên nên kết đàn. Trong một đàn tứ giác, đặt một cái bình chứa đầy nước thơm. Bên trong đàn vẽ hai hoa sen, hoặc ba hoặc bốn hoặc năm đóa sen. Bốn mặt chung quanh vẽ tua hoa sen. Lại làm một đóa sen nở, cuối thân hoa treo lụa đẹp. Lại làm một hoa sen tám cánh, trên mỗi cánh hoa làm một cây kích tam xoa, treo tua lụa đẹp. Lại làm một hoa sen tám cánh, ở giữa tâm hoa làm một cái chày kim cang, trên mỗi cánh hoa cũng làm một cái chày, cuối thân hoa treo tua lụa đẹp. Lại làm một hoa sen tám cánh, mỗi cánh hoa đều làm một cây búa bén. Lại làm một hoa sen, ở trong tâm hoa vẽ một cây đao, thân hoa cũng vẽ tua lụa đẹp. Lại vẽ một cây kiếm bén, ở trên vỏ kiếm vẽ hoa, trên cuối thân hoa cũng treo lụa đẹp. Lại làm một hoa sen, ở trong tâm hoa vẽ làm một pháp loa (vỏ ốc). Lại làm một hoa sen, ở trong tâm hoa vẽ làm một quyến sách (sợi dây). Lại làm một hoa sen, ở trong tâm hoa vẽ làm một hỏa diễm (châu trái châu rực lửa).

Sau đó đốt hương, rải hoa, dâng thức ăn uống quả trái, mọi loại cúng dường. Nếu có người muốn vẽ chép đeo chú này, cần phải y theo Pháp kết đàn như vậy; còn các phương pháp của đàn khác chẳng được xen lẫn vào. Bảo người chép viết chú, trước tiên phải tắm gội sạch sẽ, mặc y mới sạch, ăn ba loại bạch thực là: Sữa, bơ, cơm trắng. Không luận là giấy, lụa, trúc, vải, các vật… mỗi loại đều được phép dùng để viết chép thần chú này.

Nếu có phụ nữ cầu sanh con trai, thì dùng ngưu huỳnh chép viết thần chú trên lụa. Trước tiên, hướng bốn mặt vẽ thần chú này, bên trong vẽ một đồng tử có báu anh lạc trang nghiêm cổ, tay nâng một cái bát bằng vàng chứa đầy châu báu. Lại ở bốn góc đều vẽ một đồng tử mặc áo giáp.

Lại làm mọi loại ấn cho người đeo chú này: Nếu là Chuyển Luân Vương thì ở trung tâm của chú, vẽ hình Bồ-tát Quán Thế Âm với hình Đế Thích. Lại ở bên trên, vẽ các Phật ấn, các Thiện thần ấn thảy khiến cho đầy đủ. Lại ở bốn góc vẽ bốn Thiên Vương với mọi báu trang nghiêm, đều y theo bổn phương.

Nếu vị Tăng đeo chú này, thì ở trung tâm của chú, vẽ một vị thần Kim Cang với mọi báu trang nghiêm. Bên dưới, vẽ một vị Tăng chắp tay quỳ. Vị thần Kim Cang duỗi tay an trên đỉnh đầu vị Tăng này.

Nếu Bà-la-môn đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Đại Tự Tại Thiên. Nếu Sát-lợi đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Ma-hê-thủ-la Thiên. Nếu Tỳ-xá đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Tỳ-sa-môn Thiên Vương. Nếu Thủ-đà đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Chước-yết-la Thiên. Nếu đồng nam đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Câu-ma-la Thiên. Nếu đồng nữ đeo chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ Ba-xà-ba-đề Thiên.

Từ đây trở lên vẽ để đeo thì nơi trung tâm của chú, vẽ các Thiên thần đều có hình trạng thiếu niên có diện mạo vui tươi. Nếu có người muốn trì đeo thần chú này, đều tự mình phải mỗi mỗi y theo bổn pháp.

Nếu phụ nữ mang thai đeo chú này thì ở trung tâm của chú vẽ Ma-ha-ka-la Thiên sắc đen. Nếu có người treo chú này trên cao tràng, thì nên dựng ở chỗ cao, ở trên đầu tràng đặt một trái hỏa diễm châu, lại đặt thần chú này ở bên trong trái châu ấy, thì hết thảy ác chướng ngại cùng các bịnh tật đều bị tiêu diệt.

Nếu gặp lúc nắng hạn, thì ở trung tâm của chú vẽ một con rồng chín đầu. Nếu lúc mưa quá nhiều, cũng vẽ con rồng chín đầu này và nên đặt trong nước có rồng ở, thì sẽ được quang tạnh.

Nếu người đi buôn đeo thần chú này, thì ở trung tâm của chú vẽ hình thương chủ với thương chúng đi theo, ắt đều được an vui.

Nếu người trì chú này tự mình muốn đeo thì ở trung tâm của chú, vẽ một Thiên nữ, lại ở bên trong vẽ nhựt nguyệt tinh.

Nếu phàm nhân đeo chú này, thì chỉ nên viết chép thần chú để đeo mà thôi”.

Phật dạy Đại Phạm: “Nếu các ngươi hay như Pháp viết chép, trì đeo thì thường được an vui, ra làm việc gì cũng đều được thành tựu. Đời này an vui, đời sau sanh lên cõi Trời, bao nhiêu tội chướng đều được tiêu diệt. Người thường thọ trì luôn được chư Phật, Bồ-tát hộ niệm. Ở trong giấc mộng thường được thấy Phật, cũng được mọi người tôn kính. Vì thế các ôÂng nên thọ trì, khiến cho lưu bố rộng rãi.”

Đức Phật nói Kinh này xong, thì Đại Phạm Thiên Vương tâm đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành.


Comments

Popular posts from this blog